Cây mai ghép trồng chậu thuộc loại cây kiểng vừa khó chăm sóc vừa phải bón phân phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như tình trạng sinh trưởng của cây. Hay nói cách khác tùy vào cây khỏe sung túc hay đang suy yếu mà có chế độ bón phân thích hợp.
Cây mai ghép trồng trong chậu nếu được quan tâm và xử lý đúng kỹ thuật thì cây có thể sống ra hoa với thời gian kéo dài khoảng 8-10 năm, ngược lại thì cây mai ghép dễ bị nhiễm nấm bệnh sâu hại tấn công làm cây suy dần chết khô nhánh và chừng 4-5 năm là cây không còn cành nhánh nào cả.
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa của hoa mai vàng trong cuộc sống
Sau đây là 3 nguyên tắc bón phân cho mai ghép trồng chậu
1.Bón phân cây mai ghép thời kỳ sau tết
Sau khi cây ra hoa chơi tết thì cây đang trong giai đoạn mất dinh dưỡng, cần phải cắt bỏ hết trái hay hoa trên cây, sau đó thu gọn bớt những cành nhánh vươn dài.
Việc bón phân cho thời kỳ này là bón lót cùng với đất trồng mới khi thay chậu thay đất với mục đích giúp cây mai ghép phục hồi và phát triển cành mới lá mới.Vì vậy bón phân trong giai đoạn này lúc ban đầu cần sử dụng thêm thuốc kích thích ra rễ như Vitamin B1, surper roots kết hợp phân hữu cơ cao cấp như phân trùn quế, phân bò xử lý hoai mục, bánh dầu thủy phân, phân lân hữu cơ vi sinh Sông gianh…bón lót cho cây mai.
Sau thời gian khoảng 1,5- 2 tháng khi cây ra 2-3 đợt lá thì bón thêm phân DAP, super lân với liều lượng cây lớn là 1 muỗng canh, cây nhỏ dùng muỗng cà phê rải xung quanh gốc và tưới nước đầy đủ.Phân này giúp cây mai phát triển bộ rễ khỏe.
Tìm hiểu thêm mai vàng bao lâu ra hoa ?Những cách trồng mai vàng
Khi cây đã phát triển tốt nhiều lá thì bón phân thêm 2-3 đợt Dynamic Lifter và phân hạt NPK 16.16.8 để tăng hàm lượng đạm cho cây, ( mỗi tháng một đợt với liều như phân DAP)
2. Bón phân cho cây mai ghép trong lúc chuẩn bị ra nụ từ tháng 5-8 âm lịch
Từ sau tháng 5 âm lịch là cây mai đã có bộ tán lá dầy và xanh, lúc này cây chuẩn bị sang giai đoạn ra nụ dưới mỗi nách lá. Do thời tiết đang vào mùa mưa nên thường xuyên phun thuốc BVTV phòng sâu bệnh khi thấy thời tiết bất thường như nấm hồng, nấm rễ, vàng lá, bọ trĩ, rầy rệp tấn công, thuốc BVTV dùng luân phiên như Validamicin, Carbenzim, topsinM, Cóc 85, secsàigòn, regant, Polytrin, …kết hợp phân bón lá như Trichoderma, B1, rong biển…
Xem thêm Nên bón phân gì cho mai vàng sau tết và cách bón phân cho mai vàng sau tết giúp cây mai nhanh phục hồi
Bón phân cho cây mai ghép trồng chậu lúc này ưu tiên dùng phân luân phiên có hàm lượng kali hay phốt pho cao như KN03, KCL, super lân, phân dơi để cây mai tăng sức đề kháng và chuyển sang giai đoạn ra nụ.Lưu ý dùng liều lượng nhỏ vừa chia làm nhiều đợt cho cây mai hấp thu từ từ, không bón một lần với nhiều phân sẽ gây sốc phân cho cây.
3. Bón phân cho cây mai ghép chuẩn bị cho tết từ tháng 9 âm lịch đến trước khi lảy lá
Lúc này lá cây mai đã bắt đầu già đi, lá cây chuyển màu bớt xanh đi và dầy lên dần, không còn cho lá mới mà bắt đầu tập trung sức cho ra nụ ra hoa.
Thời kỳ này không bón phân đạm hay hữu cơ mà chỉ bón phân super lân theo liều lượng như trên nhằm làm dầy lá giữ cây mai không rụng lá.Thời gian bón phân lân hai đợt đến khi tháng 10 là ngưng hẳn và chỉ tưới nước vừa đủ.
Cây mai ghép trồng chậu đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc và kinh nghiệm bón phân mới có được cây mai ghép ra hoa đúng tết như ý, với thời tiết bất thường như này nay thì người nghệ nhân chơi mai cũng phải mất ăn mất ngủ.